ads slot

Tin bài đã đưa:

Đừng sợ Nghệ thuật Thánh Trừu tượng

Đừng sợ Nghệ thuật Thánh Trừu tượng



Lời dẫn: Bằng những cách nhìn cắm neo trong những thành tựu và khuôn mẫu có được từ thời Phục Hưng (thế kỷ 14-16), người ta thấy rằng, từ thế kỷ 18, nghệ thuật Công Giáo đã rơi vào tình trạng ngưng đọng. Thực ra, nghệ thuật Công Giáo vẫn tiếp tục phát triển theo sự vận động phát triển của nghệ thuật nhân loại với tâm thái và ngôn ngữ biểu đạt mới. Nó đã vượt qua giai đoạn "khách quan hóa" các câu chuyện trong Kinh Thánh, để bước vào giai đoạn "khách quan hóa" các trãi nghiệm tâm linh hoàn toàn mang tính cá nhân về Thiên Chúa. Nó không còn tự bằng lòng là một công cụ minh họa Kinh Thánh nữa, nó chúng thực Lời Chúa như bản thân sự hiện hữu của con người trong chân tính và thiện tính của nó.
Bài viết của Linda McCray dưới đây, đã thể hiện một cách nhìn đương đại về nghệ thuật Thánh-Công Giáo, rất đáng để tham khảo.
Nguyên Hưng
"Nghệ thuật có một khả năng độc đáo là lấy khía cạnh này hay khía cạnh khác của sứ điệp, rồi chuyển dịch thành màu sắc, hình dáng và âm thanh, để nuôi dưỡng trực quan của những người đến xem hay đến nghe." (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thư Đức Giáo Hoàng gửi Nghệ sĩ 1999)
Mỗi thời đại có một nhu cầu giao tiếp và diễn đạt những điều linh thánh bằng ngôn ngữ thị giác đương đại thích hợp. Âm nhạc đương đại có thể gây xúc động sâu xa khi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa. Vậy tại sao nghệ thuật thị giác lại không đóng góp tiếng nói mạnh mẽ hơn của mình vào khúc hợp ca ngợi khen?
Diễn tả các thực tại thánh thiêng bằng những cách mới mẻ
Thiên Chúa là huyền nhiệm. Kinh nghiệm về sự huyền nhiệm trong toàn thể phụng vụ đòi hỏi một môi trường mời gọi cầu nguyện vượt ra ngoài những lý lẽ, qua các giác quan con người. Các hoạ sĩ chuyển tải ý nghĩa bên trong qua các yếu tố trừu tượng. Chẳng hạn như cảm xúc, trạng thái và chắc chắn ý nghĩa của Tin Mừng có thể được chuyển tải qua mối quan hệ của màu sắc, chất liệu vải và nét cọ táo bạo. Wassily Kandinsky, một hoạ sĩ Nga, tác giả cuốn sách có tựa đề Bàn Về Nghệ Thuật Thánh, kết luận rằng hiệu quả của nghệ thuật không chỉ tuỳ thuộc vào chủ đề mà thôi.
Các bức danh hoạ trong lịch sử đều được vẽ do những hoạ sĩ sáng tác theo một cách mới mẻ đối với chính họ. Chẳng hạn các hoạ sĩ thời phục hưng vẽ các nhân vật thánh thiêng trong trang phục đương thời, không ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của tác phẩm. Để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật độc đáo thực sự, các hoạ sĩ phải làm cho nghệ thuật phù hợp với thời đại của mình. Không chịu ảnh hưởng từ nhu cầu minh hoạ bằng lời cho người xem không hiểu hội hoạ như trong quá khứ, các hoạ sĩ ngày nay có thể đẩy mạnh và làm rõ ý nghĩa thông điệp bằng nhiều cách khác nhau. Nghệ thuật thánh trừu tượng là một hình thức nghệ thuật đương đại ngay tức khắc chạm đến tâm hồn con người và đưa người tín hữu đến chỗ thông hiệp với Thiên Chúa trọn vẹn hơn.
Chạm tới Thực tại Thánh thiêng qua ngôn ngữ thị giác trừu tượng
Sự trừu tượng đã có mặt với chúng ta qua nhiều thời đại. Các trụ chống tỳ trong các nhà thờ chính toà thời trung cổ mời gọi đôi mắt và tâm hồn chúng ta hướng về Thiên Chúa. Những yếu tố trừu tượng nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa và mời gọi con người đáp trả tiếng Ngài. Ý niệm về Thiên Chúa được chuyển tải trong các yếu tố trừu tượng về hình thể, khối lượng, không gian và ánh sáng.
tranh_truu_tng_1
Tác phẩm "Thập tự giá' của Linda McCray
Tất cả chúng ta đã từng xem trong các viện bảo tàng và phòng triển lãm các tác phẩm nghệ thuật mà vì lý do nào đó làm chúng ta ngoảnh đi. Đôi khi chúng ta thấy khó hiểu nguyên nhân tại sao, nhưng thực tế là chúng ta từ chối chính nội dung thông điệp chứ không phải vì cách thức nó diễn đạt. Thời nay chúng ta quen với việc đọc nghệ thuật bằng phương thế khác hẳn trong quá khứ. Nghệ thuật được giao tiếp bằng ngôn ngữ của chúng ta có khả năng lớn lao giúp hướng chúng ta về siêu việt.
Nghệ thuật trừu tượng có khả năng gợi lên những suy tư chiêm ngắm và những hành động tôn sùng của riêng cá nhân trong trong khi cung cấp chất liệu để làm cho phụng vụ được sâu sắc hơn. Nó cung cấp cho người tín hữu ảnh hưởng tức thời động chạm đến tâm hồn họ. Sự trừu tượng tinh luyện thông điệp để đi đến yếu tính tinh ròng và đưa chúng ta đến gần hơn với các huyền nhiệm của Thiên Chúa.
Ôm ấp nghệ thuật của chúng ta
"Nghệ thuật đương đại là của chính chúng ta, nó mang hơi thở thời đại và ngôn ngữ mới mẻ của sự thông đạt nằm sâu trong mỗi chúng ta. Nếu phụng vụ chỉ liên kết được với nghệ thuật được chấp nhận trong quá khứ, thì những biến đổi, cam kết và truyền thống sẽ chẳng còn đất sống" (Washington, DC, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Môi trường và Nghệ thuật trong việc Thờ phượng Công Giáo, 1978, 9)
Có thời gian và nơi chốn cho nghệ thuật thánh và nghệ thuật tôn giáo. Chắc chắn rằng nghệ thuật trong một nhà thờ chính toà kiểu Gôtíc phải khác với nghệ thuật trong một nhà thờ hiện đại. Nghệ thuật tôn giáo cổ điển thấy được ở các nhà thờ chính toà cổ. Một nhà thờ hiện đại đòi hỏi nghệ thuật đương đại. Nếu bài này được viết bằng tiếng Anh cổ, bạn sẽ không thể đọc và hiểu dễ dàng được. Điều ấy cũng đúng trong nghệ thuật. Để đọc ngôn ngữ bí ấn của các biểu tượng bạn phải biết về tính cách tượng trưng của nó. Bằng những cách khác nhau, các biểu tượng của nghệ thuật trừu tượng đều phục vụ như những cánh cửa sổ mở ra hướng Thiên đàng. Nghệ thuật trừu tượng vượt ra ngoài cách minh hoạ biểu tượng để diễn tả chân lý thiêng liêng.
Có một số cách chuyển dịch thực tại siêu việt thành nghệ thuật. Để nắm bắt cảm thức về ân sủng, về ánh sáng, về Thiên Chúa, tôi dùng một số kỹ thuật, bao gồm cách các bậc thầy sử dụng nước bóng để bắt được độ sáng cũng như những kỹ thuật truyền thông hỗn hợp đương thời trong việc kết hợp các vật thể giàu tính biểu tượng, như cát ở Giêrusalem. Tôi cập nhật nghệ thuật thánh bằng cách dùng ngôn ngữ thị giác trừu tượng để giúp cho người tín hữu thời đại này được dễn đồng cảm hơn. Tôi tạo nên những cách thức mới mẻ để chuyển tải sự hiểu biết về chân lý.
tranh_truu_tng_2
"Người sẽ trở lại trong vinh quang"- Linda McCray
Kết luận
John F. O'Grady viết: "Con người sống và chết với hình ảnh và nhờ hình ảnh. Trong nỗ lực thông truyền đức tin, người tín hữu phải thường xuyên cố gắng khám phá những hình ảnh mới mẻ có thể chuyển tải cái gì đó thuộc về niềm tin của mình. Khi thánh Parick thể hiện hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi, ngài gắn chặt với nhu cầu con người muốn diễn đạt cụ thể một ý niệm trừu tượng".
LINDA McCRAY
Bản dịch tiếng Việt của Gioan Lê Quang Vinh
Nguồn: nghethuatthanh
Share on Google Plus

Giáo Xứ Tử Nê

"Đừng làm gì vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (P1, 3-4).
    You Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét