ads slot

Tin bài đã đưa:

Thư gửi bố mẹ khi không đỗ đại học

Bố mẹ thân mến!
12 năm học trôi qua thật lặng lẽ. Các sĩ tử lũ lượt chạy đua vào cánh cửa đại học chật hẹp. Tham gia vào cuộc đọ sức ấy, có con. Thế nhưng, chỉ trong hai tháng sau kỳ thi, con đã đem tin “ TRƯỢT” tới ba lần cho bố mẹ. Ánh mắt kỳ vọng ngày nào đã rụp xuống. Từ chỗ “ chẳng chút tự hào” về người con không mấy giỏi giang nà, con đã kéo bố mẹ xuống đáy của của sự “ thất vọng”. Biết tin, mẹ đáp lại một tiếng thở dài. Bố thì vẫn vậy, không nói, chẳng rằng. Không khí ấy cứ đè nặng gia đình ta. Để rồi, sau nhiều ngày kìm nén, bố cũng buột miệng: “… Có mỗi việc ăn với học mà cũng không đỗ”. Nghe vậy mà lòng con nặng trĩu. Con đã chất lên đôi vai gầy của mẹ thêm nặng, đổ lên suy nghĩ của bố thêm đầy. Ngày hôm nay, con đã khóc. Con khóc thật to. Khóc một trận lớn thay cho những ngày chỉ dám vụng trộm rơi trong chăn. Tiếng nấc nghẹn lên, nghẹn lên sự hối hận. Và tiếng xin lỗi vẫn ứ đọng trong lòng.
Con là một đứa tham lam, hay đòi hỏi. Và sự đòi hỏi ấy chẳng mấy khi bị chối từ. Với lũ bạn trong lớp, con luôn hãnh diện là đứa có mp4, máy tính hay Kim từ điển đầu tiên. Và trong trường, con cũng là đứa tiên phong trong phong trào “xe đạp điện tới trường”. Mấy thứ ấy là cả một niềm ao ước đối với bọn bạn. Rồi cả những lần ngửa tay xin tiền học thêm, học nếm. Nhưng con đâu hay, tất cả ngần ấy thứ đều được đong đổi bằng những giọt mồ hồi vơi đầy của cha mẹ.
Năm nay, tuổi 18 đã chạm vào cuộc đời con. Tuổi đẹp nhất của người con gái được đếm bằng những cánh phượng rơi lã chã, bằng cành bằng lăng tim ngắt rụng và bằng cánh cửa Đại học. Bố mẹ đã gửi trao vào tuổi 18 ấy của con bằng cả niềm hy vọng, mong chờ. Và để rồi, tia hy vọng ấy bị vụt tắt ngay giữa trời nắng tháng 8. Thất vọng, buồn bực, chán nản, có lẽ con hiểu. Nhưng nếu dưới con mắt của Chúa thì điều ấy lại là cả hồng ân, vì “cái Trượt” này mà con đã có cơ hội nhìn lại con người mình. Một người con chưa đáp đền ơn nghĩa cha mẹ cho tròn đầy. Nếu con đỗ, con sẽ không nhận ra rằng, bố mẹ đã chắp cánh cho con để con có như ngày hôm nay. Nếu không có nó, con vẫn mãi nghĩ mình là người tài giỏi để rồi kiêu ngạo. Trong tiếng khóc của sự hối lỗi, con nhớ lại những ngày lười học, ham chơi của mình.
Bố mẹ à, Tết qua, nhà mình lại bận rộn hẳn lên. Thường thì vào khoảng 10h tối, bố mẹ lại hì hục lau dọn xe để chuẩn bị cho chuyến ngày mai. Những lúc ấy, con đã cuộn tròn trong cái chăn bông d

ày cộp và ấm áp. Nếu công bằng cho việc đội mưa, chịu rét của bố mẹ, con phải ngồi bàn học để đội bài vở lên đầu. Nhưng con đã không làm như thế. Cán cân của sự hy sinh cứ lệch mãi. Phần của bố mẹ cứ chìm dần xuống để chúng con được nâng bổng. Dưới con mắt của kinh tế thị trường, thì bố mẹ bị coi là những nhà đầu tư mù quáng. Nhưng bố mẹ nào cũng vậy, trước mặt con cái, họ luôn là người dốt nát và phần tính toán hơn thua. Có lẽ rằng, ngưỡng cửa đại học này, con đã không vượt qua ngoạn mục. Nhưng cái vấp ngã lại cho con nhiều bài học. Thế nhưng, con đã không có đủ dũng khí để nói lời cảm ơn và xin lỗi… Cám ơn bố vì bố vẫn hay “ vật vờ” chờ con ở xe sau giờ tan học Ca 3. Cũng có lần con vô tình đến độ nói rằng “ Xe nhà mình sóc thế, chẳng bù cho Vios nhà Hương”. Cảm ơn mẹ, người đã là luôn thức khuya, dậy sớm lo cho chúng con. Nhiều lần con vẫn bực mình vì bữa cơm vội vàng của mẹ sau công việc bộn bề. Chắc không một nơi nào trên Trái đất có thể chứa hết được lời cảm ơn và xin lỗi của con cái dành cho cha mẹ. Nhưng con tin, nơi Chúa thì có thể. Chính lời cầu nguyện vô hình lại là món quà vô giá để trả ơn. Giờ thì con đã hiểu, nhưng sẽ chẳng khi nào con thấu được. Bố mẹ muốn con vững bước trên con đường mà mình đã chọn. Con không rõ sẽ cố gắng đến cuối hay ngang chừng. Nhưng điều con khó có thể làm được là cho cán cân hy sinh của bố mẹ được ngang bằng bởi sự cố gắng của chúng con. Con tin chắc rằng, bố mẹ sẽ được trả công ở Nước Trời. Nơi ấy, Chúa đã ghi dấu công ơn của cha mẹ…
Con xin lỗi đã làm bố mẹ phải buồn lòng. Con hứa sẽ cố gắng trên con đường dài phía trước. Đại học không phải là đích đến cuối cùng. Nó chỉ là một ngưỡng cửa để đo xem ai đã đủ sức vượt qua bằng chính học vấn và sự trưởng thành. Và nó cũng chính là một bài học, một người thầy cho những ai không bước qua được như con.
Con gái của bố mẹ!


Share on Google Plus

Giáo Xứ Tử Nê

"Đừng làm gì vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (P1, 3-4).
    You Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét